Review chi tiết:
Một ngày theo chân người Dao đỏ lên rừng tìm 30 loại lá thuốc cổ truyền
Thay vì dừng chân ở thị trấn Sa Pa tắm lá thuốc người Dao đỏ tương truyền rất nhiều công hiệu như bao khách du lịch khác, chúng tôi vượt 12km đường đèo để vào tận bản Tả Phìn, theo chân người phụ nữ Dao đỏ suốt 1 ngày để lên rừng tìm hiểu về nguồn gốc của phương thuốc bí truyền này.
Hửng nắng sau những ngày mưa lũ và sạt lở, Sa Pa đón chúng tôi bằng cầu vồng sau mưa và những cây mận, cây lê trĩu quả nở rộ giữa miền sơn cước.
Cách không xa thị trấn, men theo sườn núi quanh co bên những thửa ruộng bậc thang nối tầng xếp lớp, chúng tôi vượt 12km đường đèo để tìm đến bản Tả Phìn - nơi có đông đảo người dân tộc Dao đỏ quần tụ và vẫn giữ nguyên được những phong tục truyền thống, rất đáng để du khách ghé tới.
Ngay trước cửa nhà, chị Phàn Phan Châu (38 tuổi, đội 4, thôn Sả Séng, Tả Phìn, Sapa) đã khiến những người khách phương xa vượt qua nhiều đường đèo hiểm trở thấy ấm lòng hơn cả bởi nụ cười tươi rạng rỡ, thân thiện chẳng khác nào đón người thân xa xứ về thăm quê.
Dù không phải người lớn tuổi ở bản nhưng chị Châu lại là người phụ nữ Dao đỏ được giải Nhất trong cuộc thi hiểu biết về lá thuốc cổ truyền. Đó cũng là lí do chúng tôi ghé thăm, theo chân chị lên rừng suốt 1 ngày để tìm về đúng nguồn cội của phương thức tắm lá thuốc nức tiếng khắp đất Sa Pa.
Chị Châu chia sẻ, từ rất lâu đời, người Dao đỏ đã biết dùng thuốc ở rừng để làm lá thuốc cổ truyền với tận 120 loại, nhưng mỗi nhà lại có cách dùng khác nhau.
Trong ngôi nhà gỗ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những giỏ mây đựng đầy lá rừng dùng làm thuốc bán cho khách du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà nó trở thành “đặc sản” của bản Tả Phìn, bởi qua rất nhiều đời truyền lại, người Dao đỏ vẫn luôn tự hào bởi lá thuốc của họ có thể trị được không ít bệnh mà đến thuốc Tây cũng phải bó tay.
Bắt nguồn từ việc chuyên dùng cho phụ nữ sau sinh dưỡng thai, lá thuốc cổ truyền của người Dao đỏ dần được hoàn thiện công thức để chữa ho, xương khớp, đau lưng, mệt mỏi…
Sẽ chẳng còn gì hạnh phúc bằng khi khám phá đường đèo suốt một ngày dài, du khách được thả mình tận hưởng cảm giác khoan khoái, thư giãn trong bồn tắm gỗ đầy ắp nước nóng, tỏa mùi hương lá rừng thơm nhẹ.
Nhưng để có được những nồi thuốc công hiệu ấy, với chị Châu hay bất cứ người dân nào người Dao đỏ cũng đều là một hành trình dài lên rừng tìm kiếm đầy vất vả, gian nan.
Khoác lên mình bộ trang phục người Dao đỏ được dệt thổ cẩm thủ công mang đậm sắc thái núi rừng hoang sơ, mà theo chị Châu có giá trị lên tới 6 triệu đồng, chúng tôi cùng chị đeo giỏ mây, hóa thân thành những cô gái bản lên rừng để tìm đủ 30 loại lá thuốc cổ truyền.
Sau đợt mưa, đất rừng trơn trượt, dẻo quánh như những cục đất sét, cây rừng mọc tươi tốt nhưng những vị thuốc quý thì lại chẳng dễ tìm. Ngọn núi phía trên hang Tả Phìn chỉ là núi “sơ cứu” của những người dân bản Dao đỏ khi cần tìm lá thuốc gấp.
Còn muốn có được những vị thuốc quý, những loại cây rừng nhiều công dụng, chị Châu và chồng vẫn thường phải đi bộ đường rừng 6-7km/ngày, mang về hơn 50kg lá cây để làm thuốc.
Theo bố mẹ lên rừng từ nhỏ, chị thuộc vanh vách tên và công dụng từng loại cây. Cũng có những loài cây nổi tiếng không được hái đó là lá ngón, hay cây sơn từng làm chị ngứa mấy lần nên đã biết cách, cứ gặp là tránh xa.
Chiếc giỏ mây nhỏ nặng dần theo bước chân của những kẻ lần đầu lên núi tìm về cội nguồn của những lá thuốc Dao đỏ, đủ 28 -30 loại lá cũng đã là ban trưa, chị Châu mới chịu cất lưỡi hái, vác gùi xuống núi.
Từ ngày làm quen với nghề du lịch, mở dịch vụ tắm lá thuốc người Dao phục vụ du khách trong và ngoài nước, chị Châu cũng như bao người phụ nữ khác đã quen với việc lần mò trong rừng, có khi phải ở lại qua đêm để sấy khô lá thuốc mới đem về nhà sử dụng.
Chị chia sẻ: “Lá thuốc thì trong rừng có sẵn, nhưng vị quý hiếm thì không phải lúc nào cũng tìm được, muốn để lâu phải đi hái trước nhiều ngày, băm nhỏ, phơi hoặc sấy thì để 1-2 năm cũng được”.
Cũng chính bởi có đồ dự trữ nên những ngày lễ Tết, 11 thùng lá thuốc của chị dù kín khách nhưng vẫn có đủ nguyên liệu để phục vụ du khách.
Những người khách nước ngoài lần đầu tắm lá thuốc của dân bản địa thì thích chí lắm, khen ngợi không ngớt những vị thuốc từ thiên nhiên làm con người ta sảng khoái, thư giãn tinh thần.
Cũng có những người dân miền xuôi lên đây lập nghiệp, không quen khí hậu và đường sá nên bị bệnh xương khớp, chỉ tắm 3 lần là đã khỏi hẳn những cơn đau.
Chị Châu còn hài hước kể: “Ngày chị đẻ đứa thứ hai, tắm 2 nồi xong 15 ngày sau có thể cõng con đi làm nương rẫy thoải mái. Khỏe như trâu vậy (cười)”.
Ấy vậy mà cũng có những người thể trạng yếu, ngâm mình chưa đến 15 phút đã ngất lịm trong bồn.
Đó là lí do chị Châu cứ đôn đáo mãi, không chỉ lặn lội lên rừng hái lá, ngồi băm chặt, đun nấu suốt vài tiếng bên chiếc lò lớn mới xây, đưa nước vào bồn cho khách, thỉnh thoảng chị vẫn trò chuyện với du khách qua bức rèm vì lo lắng người bên trong tỉnh hay mê.
Chị kể, hồi Tết mới xây lại được cái lò to để đun nước này, dẫn nước sạch từ đầu nguồn về, làm lại hệ thống nước bằng ống tre, mua củi từ bên ngoài về, coi như lấy công làm lãi.
11 thùng tắm lá thuốc quanh nhà là miếng cơm nuôi sống cả gia đình chị những ngày chưa vào mùa nương, để chị và cả những thế hệ người Dao đỏ sau này gìn giữ bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình. Chu đáo, hồn hậu là thế nhưng cũng không ít lần chị Châu phải chịu cảnh bị khách "bùng", vất vả lên rừng kiếm lá, nấu cả nồi nước to rồi chẳng thấy khách xuống nhà...

Bình loạn

Thu CongDieu Ngoa hay cho e đi nốt sapa nữa mình nhé
Lê HảiGut mo ninh :)(

Thác loạn

Hi room mình!
Mọi người hay đi dl có kinh nghiệm cho em hỏi với!
Cuối t11 e và 3 ng bạn nữa về quê Bắc Giang, sau đó muốn đi Sa Pa và đi Điện Biên xem hoa Tam Giác Mạch(nghe nói thú vị lắm nên mê đi)! Các anh chị rành đường chỉ cho em đi sao cho thuận tiện với ạ! Nên thuê xe đi mấy ngày hay có xe ngoài đi tiện? Đi các địa danh đó ăn gì ngon ạ? Chỗ thăm quan thú vị với! Em cảm ơn ạ! xem tiếp
Lên Sapa ngắm mây, thưởng núi ngay với những khách sạn được yêu thích nhất. Sa Pa đang... xem tiếp
ĐI SAPA VÀO MÙA NÀO?
Thật ra thì... mùa nào Sapa cũng đẹp, cũng có chất riêng và những cảnh sắc đặc thù riêng.
Mùa xuân hồng với hoa đào, hoa mai, thời tiết se lạnh lãng mạn.Đây là mùa tuyệt nhất để thưởng thức cái nắng, gió và không khí trong lành của núi rừng cao nguyên. Mùa xuân ở Sa Pa bạt ngàn những rừng hoa, hoa đào, hoa mận, hướng dương... và muôn ngàn hoa khoe sắc ở khắp các triền đồi, lưng chừng dốc, các thung lũng, sườn núi hay các con đường trên thị trấn đều tràn ngập sắc hoa, tất cả sẽ là bức tranh đẹp nhất, nhiều màu sắc nhất mà bạn có thể thấy khi đi du lịch Sa Pa mùa xuân.
Mùa hạ xanh với những ruộng susu, lúa mới, cải mèo xanh mươn mướt. Với một đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì mùa hè quả là khắc nghiệt, cái nóng như muốn đốt da đốt thịt, ấy vậy mà ở Sapa, không khí lại dịu hơn nhiều, nó hệt như một thành phố ôn đới thu nhỏ của Châu Âu. Ở Sa Pa chỉ có một vụ lúa 6 tháng, người dân gieo mạ vào khoảng đầu tháng 5, đến tháng 7 thì lúa chuyển màu xanh và cao hơn rất nhiều. Những thửa ruộng bậc thang như được khoác lên mình tấm áo mới xanh mướt.
Mùa thu vàng, thời điểm này, lúa bắt đầu chín, cảnh sắc Sa Pa chuyển sang sắc vàng rực rỡ, ôm trọn lấy nơi núi rừng Tây Bắc. Những thửa ruộng bậc thang vàng ruộm, óng ánh sắc màu trong nắng mới sẽ khiến bất cứ ai cũng phải ngẩn ngơ
Mùa Đông Bạc với tuyết và ko khí lạnh đặc thù của Sapa, là nơi duy nhất có tuyết rơi ở một nước nhiệt đới nhiw Việt Nam Tháng 12 đến tháng 2, Sa Pa trời rất lạnh, nhất là về đêm, có thể xuất hiện băng và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Đây cũng là mùa hoa đào nở. Tuyết phủ trắng các mái nhà sàn của đồng bào dân tộc, và các dãy núi quanh co khiến Sapa đẹp không kém bất kì tp Châu Âu nào bạn từng biết
Vậy nên, tuỳ vào sở thích, các bạn hãy chọn lấy mùa hợp lí nhất để đi du lịch Sapa nha
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẾN ĐƯỢC SAPA?
Thành phố Sapa - Lào Cai cách thủ đô Hà Nội khoảng 376 Km.
Do ở đây không có sân bay nên có 3 cách để bạn đến được Sapa : đi xe máy, đi ô tô và đi tàu hoả
Đi xe máy có thể đi theo cách sau:
* Đi theo hướng Lào Cai:
Cách 1: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phong Châu – Đoan Hùng – Yên Bái – Lào Cai – Sapa (Tổng đường khoảng 360km)
Cách 2: Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cầu Phong Châu – Phong Châu – Đoan Hùng – dọc đường 70 – Lào Cai – Sapa (Tổng đường 370km)
* Đi phượt Sapa theo hướng Lai Châu:
Lộ trình: Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Thanh Sơn – Dọc QL32 – Sapa (Tổng đường hơn 420km)
Đi ô tô các bạn có thể chọn xe limousine hoặc xe giường nằm.
Để đáp ứng nhu cầu của du khách, mỗi ngày có hơn 60 chuyến xe Limousine và xe khách giường nằm chất lượng cao từ Hà Nội lên Sapa - Lào Cai của các nhà xe như: Green Lion, Sapa Express, Queen Cafe, Inter Bus Lines, Sao Việt, Hưng Thành..
Chuyến xe khách đi sapa sớm nhất khởi hành lúc 06:00 sáng, chuyến đi Sapa muộn nhất khởi hành lúc 23:55 đêm. Thời gian hành trình đi từ Hà Nội lên Sapa bằng xe khách (ô tô) mất khoảng 5 giờ 30 phút. Giá vé xe khách (bus) Hà Nội - Sapa trung bình khoảng 220.000 đ/vé. Giá vé xe Hà Nội - Sapa rẻ nhất là 180.000 đ/vé, giá vé cao nhất là 400.000 đ/vé. Các bạn có thể check với Liên hệ tổng đài tư vấn và đặt vé chính hãng Hà Nội - Sapa, Sapa - Hà Nội: 024 3 8585 8000 / 089 855 8000 (08:00 - 22:00) để đảm bảo giữ chỗ 100%, giảm thêm 40.000 - 50.000 đ/vé khứ hồi, hỗ trợ đổi trả vé miễn phí và có nhiều ưu đãi giảm giá khác.
Xe limousine được đánh giá rất cao như: EcoSapa, Golden Horse, New Enjoy Limousine, Sapa Luxury Van, Sapa Limousine, Pro Limousine.
Xe Limousine Green Lion đi Sapa chỉ bán 07 vé/chuyến cho 07 ghế hạng thương gia đằng sau. 02 ghế thường cạnh lái xe, hãng xe chỉ bán khi khách hàng có yêu cầu, giá vé 320.000 đ/vé.
Điện thoại đặt vé xe Limousine đi Sapa của Green Lion: 0243 9036 036 / 0936 33 00 66 (08:00 - 22:00). Bạn nên gọi điện hoặc đặt vé trực tuyến xe Limousine Green Lion trước 1 tuần đảm bảo còn vé và có chỗ tốt nha
Ở ĐÂU KHI ĐẾN SAPA? Ở Sapa có quá nhiều lựa chọn nhà nghỉ, khách sạn từ bình dân đến cao cấp nhưng chất lượng chưa biết chắc được nha
Nếu cao cấp các bạn có thể ở Pao’s Sapa Leisure, Silk Path Grand Resort & Spa Sapa, topas ecolodge...
Homestay có Phơ ri house và Tả Van gỗ ở Tả Van là ok nhưng Mèo đánh giá cao Phơ ri hơn.
Các ksan bình dân còn lại khá nhộn nhạo và không có chất riêng.
Lần này Mèo đc mời lên check và ở tại lustig hostel, một hostel còn khá mới, nhưng đc đầu tư ổn, có cả phòng riêng và dorm ở chung, phong cách khá giống bên Thái, sạch sẽ, thoáng mát, nhân viên vô cùng dễ thương và tốt tính
- Giá bán lẻ phòng dorm:
+ Giá niêm yết : 320.000/ người
- Giá bán lẻ phòng riêng:
+ giá niêm miết : 1.200.000/ 2 người. Đã bao gồm ăn sáng. Dịch vụ đi kèm hợp lí và xứng đáng với đồng tiền bỏ ra Không phải của rẻ là của ôi. Chủ hostel có công ty phân phối đồ ăn nhập khẩu nên bữa ăn tại đây cũng đc đảm bảo về nguyên liệu, sạch sẽ và thơm ngon. Các bé nhân viên rất dễ thương, còn tết tóc giúp Mèo, chu đáo, nhiệt tình và thân thiện. Mèo ngồi xem bóng đá với team lễ tân nữa, đáng yêu cực kì ^^ trừ việc không có hồ bơi thì Mèo chấm 8,5/10 nha

ĂN GÌ Ở SAPA?
Lẩu cá hồi, lợn mẹt, đồ nướng, rau su su, lẩu thắng cố, lẩu cá tầm, trứng nướng, cơm lam, gà nướng tiêu xanh...
nhiều lắm lắm Mèo sẽ kê 1 list các nhà hàng ok cho các bạn nha :
Lẩu Cá hồi Sapa nổi quá rồi khỏi nói các bạn có thể ăn ở các nhà hàng sau :
- Nhà Hàng Hồng Long Sapa:
Địa chỉ: 69 Xuân Viên Thị Trấn Sapa, Tỉnh Lào Cai
- Nhà Hàng Hoa Đào
Địa chỉ: 48, Lê Văn Tám, TT Sa Pa, Sapa, Lào Cai
- Nhà Hàng Quỳnh Anh
Địa Chỉ: 05 Đường Fansipan, TT Sapa,
- Nhà Sapa Cuisine ( Nhà Hàng Ẩm Thực Sapa )
Địa chỉ: Ngõ Victoria, Đ. Xuân Viên, Thị trấn Sa pa. ( Hiệu Ảnh Quang Huy đi lên đường bậc Victoria 20 mét )
Ngoài ra các nhà hàng bình dân có :
- Nhà hàng cô Lịch số 1 Đường Fansipan đồ ăn, đồ nướng rất rẻ và thơm ngon
- Bánh đa cá :
- Cá rô Đồng - Bún Riêu Cua
Địa chỉ: 171 Thạch Sơn ( Gần ngã ba đền Mẫu Sơn )
- Quán Lòng Lợn:
Địa chỉ: Đường Điện Biên ( Gần Cây Xăng Sapa )
- Quán Phở Bắc Hà:
Phở Sạch Mình Quân ( Chuyên Phở Bắc Hà ) Địa chỉ: 233 Đường Điện Biên
QUÁN NHẬU BÌNH DÂN SAPA
- Quán Ăn Hồng Tài: Địa chỉ: 751 Đường Điện Biên Phủ - Qua nhà máy nước 50 mét
- Quán Dê Thêm : Địa chỉ: Đường Điện Biên Phủ ( Gần Cổng Huyện Đội Sapa )
- Quán Quyền Hường : Chuyên Gà suất, nẩu vịt om sấu
- Quán Lợn mẹt Sapa: Chuyên thịt lợn cắp nách đủ bảy món
Nhà hàng Hưng Tuyến: Chuyên lợn mẹt đủ 7 món
Địa chỉ: 318 Đường Điện Biên Phủ - Thị Trấn Sa Pa - Tỉnh Lào Cai. ( qua Cây xăng 50 mét bên tay trái )
Trời ơi, đồ ăn nhiều lắm, kể hoài hổng hết. Kinh nghiệm là cứ thấy đông thì ghé ăn, AUTO NGON nha mấy mẹeeee.
CHƠI GÌ Ở SAPA?
Để thăm thú Sapa, các bạn nên thuê xe máy, thuê tại hostel gía 150k/1 ngày or gọi số Mr Cò : 0986073559 sẽ được giao xe tận nơi. Các bạn đi vòng vòng vài điểm này để khám phá Sapa nha
* Chinh phục đỉnh Fanxipan– Nóc nhà Đông Dương. Fansipan là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143 m), nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn ( trước đây Mèo đi phải leo bộ, tập thể lực tháng trời, vừa đi vừa khóc , h thì có cáp treo, các bạn có thể đi dễ dàng, giá Mèo ko đi nên ko rõ, hình như 750k/1 người thì phải. Ở đây còn đang khuyến mãi giá tàu leo núi Mường Hoa có 50k/1 người thôi, trải nghiệm cũng ok, các bạn nên thử)
* Núi Hàm Rồng ( ko có gì đb)
* Nhà thờ cổ Sapa ( đi qua nhìn qua thôi )
* Bản Cát Cát ( chán lắm hổng có j chơi và mất vé 70k/1 người)
* Bản Tả Phìn ( ko đẹp bằng Tả Van, nhưng cũng nên đi, thuê xe máy mà đi nha )
* Thung lũng mường Hoa – Bãi đá cổ Sapa.
* Thác Bạc
* Đỉnh đèo Ô quy hồ
* Cổng trời
* Thác tình yêu
* Tả Van - Lao Chải ( chỗ nên đi, nên ở nhất ở Sapa, chưa mất chất mấy, nơi đây, Sapa vẫn là Sapa với ruộng đồng trùng điệp, bà con vản làng các dân tộc vẫn chưa công nghiệp hoá lắm
Các bạn từ từ khám phá ,tìm hiểu nhé Sapa không hề rẻ con người cũng ko còn chân chất nữa nhưng vẫn là địa điểm gây thương nhớ .Cả chuyến đi của Mèo khoảng gần 3 triệu cho 4 ngày 3 đêm nếu tính tất cả các chi phí như một khách du lịch bình thường. Các bạn hãy cân nhắc và khám phá Việt Nam mình nhé Và Tất nhiên, Mèo vẫn nhận book tất cả các thể loại combo, phòng khách sạn, xe cộ tới đây. Ai cần thì ới Mèo hen
P. S : Thanks người tình ko bao h xếp hình Hoàng Tuấn Anh đã quay và anh Hung Luong đã hậu kì video giúp Mèo ạ
CHÚC CÁC BẠN CÓ CHUYẾN ĐI VUI VẺ xem tiếp
Lên Sapa ngắm mây, thưởng núi ngay với những khách sạn được yêu thích nhất. Sa Pa đang... xem tiếp
[Góc hỏi han]
Chả là em với nhóm bạn chuẩn bị đi Sa Pa tuần tới.
Anh chị em ai biết địa điểm nào ăn bữa chính hay ăn vặt mà ngon nghẻ sạch sẽ đảm bảo không ạ?
Cho em xin vài cái tham khảo với :"> xem tiếp
Nếu như Sa Pa đã quá đông đúc, chợ tình Mộc Châu đã quá nhàm chán, Tà Xùa chẳng có mây, Hà Giang chưa có tam giác mạch và Mù Căng Chải lúa mới bắt đầu chín thì hãy bỏ tất cả những cái tên đó đi... Đi ngay những điểm hấp dẫn trong lòng Hà Nội vào những ngày đầu thu này bạn nhé!
xem tiếp
Mọi người cho em ý kiến với ạ. E muốn đi du lịch khoảng 3n2d ở miền Bắc và đang phân vân giữa Sa Pa và Tam Đảo. Em đi có 2 ng và ngắn ngày vậy thôi thì chọn địa điểm nào thích hợp hơn ạ.
Tiện cho e xin địa chỉ một số khách sạn hoặc homestay view đẹp ở đây với!!
Em cảm ơn nhiều ạ xem tiếp
Lên Sapa ngắm mây, thưởng núi ngay với những khách sạn được yêu thích nhất. Sa Pa đang... xem tiếp
Tìm về với an yên...
___________
• ĐI SAPA THẾ NÀO?
Vì chỉ có 48 tiếng để lên kế hoạch và chuẩn bị tất cả mọi thứ cho chuyến đi, may mà mình cũng có 1 chút xíu kinh nghiệm du lịch tự túc nên cũng không gặp quá nhiều trở ngại
Do trước đây đã tham khảo khá nhiều review của các bạn nên mình nhớ ngay đến B-Where - Bản đồ du lịch bụi đầu tiên của Việt Nam. Mình inbox B-Where book vé xe và phòng nghỉ nhưng do mình đặt muộn lại vào đúng dịp lễ nên B-Where không thể tìm được phòng cho tụi mình.
Xe mà B-Where đặt cho tụi mình là xe Queen Cafe đón, trả khách ở 208 Trần Quang Khải (HN) và 10 Lương Định Của (SP)
⁃ Giá vé: /1 người - chiều đi
/1 người - chiều về (giá tăng do dịp lễ)
Xe của Queen khá rộng rãi và sạch sẽ, trèo lên xe chỉ cần ngủ 1 giấc 5 tiếng là đến Sapa, tụi mình đi chuyến 22h nên lên đến Sapa là 3h sáng. Xe dừng ở số 10 Lương Định Của và nhà xe khuyến khích khách ngủ tiếp đến 5h. Đến giờ, tụi mình bắt taxi về homestay trong bản Tả Van, cách SaPa tầm 12km - giá niêm yết Sa Pa - Tả Van là #250k/chiều
• Ở ĐÂU SAPA?
Mình book phòng của An An Sapa Moutain Air - 550k/1 phòng đơn ( không tăng giá vào dịp lễ). Homestay của tụi mình nằm ở cuối bản Tả Van. Không khí ở đây rất dễ chịu, view thẳng xuống bản với những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh và những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau trượt xuống sườn núi. Tuy vị trí có hơi xa khu trung tâm một chút nhưng lại hợp với những người ưa yên tĩnh, yêu thích thiên nhiên và muốn được trải nghiệm cuộc sống cùng người dân tộc. Còn gì tuyệt hơn nếu mỗi sớm thức giấc được ngắm mây vờn trên đỉnh núi, hay hít sâu vào lồng ngực mùi ngai ngái của hoa cỏ đất trời
Dịch vụ của homestay An An khá tốt, chị Nguyệt quản gia rất nhiệt tình (sđt chị: 0981488260)
Ở An An sẽ được sử dụng một không gian chung ấm áp và sạch sẽ. Các phòng đơn được bố trí logic khắp 2 tầng của ngôi nhà gỗ xinh xinh. Mình có đi tham quan từng phòng và thấy rằng các phòng được bài trí khác nhau, không phòng nào giống phòng nào. Không gian trong mỗi phòng rất ấm áp và dễ chịu. Phòng của tụi mình còn có 1 góc ngồi đọc sách, uống cafe hay chụp ảnh sống ảo đều đẹp đã man ý. Ngoài ra An An Houzing còn có bếp ăn, máy giặt, restroom nước nóng,... Thêm nữa, ở An An còn có 1 khu riêng để mn tổ chức tiệc BBQ ngoài trời. Nchung là những ngày ở An An cảm giác như được sống trong chính ngôi nhà của mình vậy, mọi người sinh hoạt chung với nhau rất cởi mở và thoải mái
• CHƠI Ở ĐÂU SAPA?
⁃ Ngày thứ nhất:
Bọn mình về đến homestay lúc 7h sáng thì trời bắt đầu đổ mưa và 3 ngày mình ở đây đều như vậy. Đến 12h trưa trời tạnh thì chị Nguyệt cho tụi mình mượn xe ra ngoài Sapa chơi. Thới tiết lúc này khá đẹp và mát mẻ nên mình chọn Haven Coffee là điểm đến đầu tiên. Ở Haven có quá nhiều góc sống ảo nên chụp mải miết quên cả thời gian luôn điểm trừ duy nhất ở Haven là đồ uống hơi tệ một chút mình gọi 1 ly trà đào mà lúc sau thấy nhân viên bưng ra cốc trà dihmah bỏ thêm đường
Chiều muộn tụi mình di chuyển xuống bản Cát Cát (vé 40k/1ng). View dưới bản đẹp cực tuy nhiên phải đi bộ 1 quãng đường khá dài và nhiều bậc thang. Dọc đường xuống bản bán rất nhiều đồ lưu niệm và cho thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh nha
⁃ Ngày thứ hai:
Sáng dậy thấy trời mưa nhưng bọn mình vẫn quyết định kéo nhau đi chơi. Ra đến Sa Pa, bọn mình ăn sáng rồi sau đó hỏi đường đi Fansipan, Cổng trời, đèo Ô Quy Hồ và Thác Bạc. Vì các địa điểm trên nằm cùng trên một cung đường nên sẽ tiện cho việc đi lại.
Cổng trời:
Bọn mình cứ men theo cung đường đèo Ô Quy Hồ và lên tới cổng trời. Gọi là cổng trời quả không sai 1 chút nào vì thực sự như chốn thiên đường vậy. Mây bay từng đợt phả vào da thịt lạnh buốt, ở đây dường như cảm nhận được mùa đông đến sớm hơn ở bất kì nơi nào. Mọi người nhớ ghé vào mấy quán nhỏ nhỏ, ngồi cạnh bếp lửa và thưởng thức đồ nướng nha. Đồ nướng được ướp rất vừa miệng, thịt lại ngọt xỉu nữa í
Thác Bạc:
Vé 20k/1ng
Mình thấy ở đây cũng không có gì đặc sắc lắm ngoài việc được ngắm dòng thác trắng muốt đổ xuống từ đỉnh núi. Nếu không vào thác thì mọi người có thể dừng chân bên ngoài và mua ủng hộ những vật dụng, hoa quả của bà con dân tộc ngay dưới chân thác nhé
Fansipan:
Địa điểm được mình mong chờ nhất vì đây là lần đầu tiên mình đến với Sapa. Và mình đã thực hiện được ao ước bấy lâu: Chinh phục Fansipan bằng "cáp treo" ))
khứ hồi
⁃ Nếu ai cảm thấy có đủ sức khoẻ thì có thể leo bộ từ ga Đỗ Quyên lên đỉnh Fansipan rồi lại leo xuống. Nhưng mình là 1 đứa siêu lười, biết là sẽ không thể vừa leo lên vừa leo xuống hơn 1200 bậc nên mình đã mua luôn combo ngay từ đầu ai hỏi thì mình sẽ bảo là trời lạnh và nhiều mây mù nên mình không thấy đường leo lên haha )))
⁃ Tuỳ vào thời tiết ngày hôm đó mà mn có thể phải mang thêm ô, áo gió hoặc mua áo mưa nha. Hôm mình đi thì trên Fan tặng luôn combo mưa+gió+mây mù cho bọn mình ))) may mà 2 đứa vẫn gỡ gạc được vài bức ảnh mang về
Thật sự không hề phí 700k một xíu nào. Trải qua những cung bậc cảm xúc từ sợ hãi đến thích thú trong cabin cáp treo và được ngắm toàn bộ Sapa phía dưới, chụp những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa thu hoạch, băng qua những triền núi và được tan trong những đám mây,...
Nhà thờ đá & Chợ tình Sa Pa
Buổi tối bọn mình định ở lại thị trấn xem hội lễ 2/9 và tham quan chợ tình SaPa nhưng thực sự quá đông nên quyết định về sớm một chút. Nếu đi vào ngày thường thì vẫn có thể cho ra những bức ảnh sống ảo chất ngất trước nhà thờ đá và quảng trường Sa Pa nha
⁃ Ngày thứ 3:
Vì trời cứ mưa mải miết từ sáng đến trưa mới tạnh nên kế hoạch đi loanh quanh trong bản Tả Van, đi chơi Cầu Mây và tắm lá dao của tụi mình thất bại toàn tập đợi ngớt mưa một chút rồi kéo nhau ra ruộng bậc thang chụp ảnh thì cũng gần đến giờ phải đón taxi ra Sa Pa để kịp xe về HN
• ĂN GÌ Ở SA PA?
Các quán ăn ở SaPa nhiều vô kể, chiều được tất cả mọi sở thích ăn uống của mọi người. Từ cơm phở, đồ nướng, lẩu, thắng cố, các món ăn dân tộc,...bla bla
Tiết trời SaPa về đêm lạnh lạnh mà kéo nhau đi ăn nướng hoặc lẩu là "the best" lun í Tối đầu tiên bọn mình ăn nướng trên đường Ngũ Chỉ Sơn (sát bờ hồ), 2 đứa ăn bét nhè no trợn cả mắt lên hết 400k )) tối thứ 2 sau khi đi Fansipan về bọn mình vào quán gọi một nồi lẩu cá hồi + cá tầm 600k cũng phải ăn lay lắt mãi mới hết
Nchung là quán ăn ở Sa Pa rất đa dạng và phong phú về chủng loại, mn cân nhắc để lựa chọn đồ ăn hợp với túi tiền và khẩu vị nha nhớ đừng quên hỏi giá trước đó
• LƯU Ý:
⁃ Sa Pa là điểm đến có thể du lịch vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, để được trải nghiệm Sa Pa đẹp nhất thường là những tháng cuối năm. Tháng 9-10 lên Sa Pa để được ngắm những thửa ruộng bậc thang vàng rực chuẩn bị vào mùa thu hoạch Tháng 11-12 sẽ được cảm nhận cái lạnh cắt da cắt thịt đặc trưng của Tây Bắc, nếu may mắn lên Sa Pa vào dịp có tuyết nữa là quá thích luôn í
⁃ Ở Sa Pa có rất nhiều trẻ em dân tộc và dường như du lịch nơi đây đang dần làm hư bọn trẻ. Chúng bỏ học rồi lẽo đẽo theo du khách, chèo kéo mua những món đồ dân tộc, xin tiền,.... Mình đã được đọc rất nhiều về vấn đề này nên recommend cho các bạn là nếu lên Sa Pa hãy chuẩn bị vài gói kẹo bánh nhỏ, sách vở để cho bọn trẻ, nhất định không được cho tiền nhé.
⁃ Thời tiết ở Sa Pa nắng mưa thất thường nên trước khi đi mn nhớ chuẩn bị sẵn áo mưa, áo gió, thuốc men, thuốc muỗi. Chuyến đi vừa rồi mình hơi chủ quan nên không đem theo thuốc xịt muỗi, kết quả là nửa đêm ngủ dù đã đóng kín cửa mà cảm giác như có hàng chục bé muỗi bay vo ve quanh mặt
______________ xem tiếp
REVIEW Sapa 3 ngày 3 đêm ^.^
Lưu ý : Tối thứ 6,7 thì tại trung tâm thị trấn rất đông vui, còn ngày thường khá buồn ak. Thứ 7 có chợ tình chỉ là biểu diễn văn nghệ thôi, chứ ko có thật đâu nhé. Chợ tình trên Sapa chỉ 1 năm 1 lần vào ngày 30 tết hàng năm thôi ( Nàng dân ở đây bảo thế ahihi)
Tối 22h mình xuất phát từ Hà Nội lên Sapa, 3h sáng tới ngủ trên xe đến 6h thì check in khách sạn và lên đồ đi chơi ^.^
* Tiền xe khách SP-HN khoảng 180k-250k tuỳ xe
* Homestay ngay trung tâm hoặc khách sạn *** giá khoảng 300k - 600k/ phòng ( tuỳ vào vị trí, bạn có thể đặt trên trang booking)
Thuê xe máy từ 70k - 150k/ ngày tuỳ vào xe số hay xe ga ^.^, tuyệt đối đừng thuê ở KS giá cao, đối diện nhà thờ đá có bảng thuê xe và sđt của chủ xe ak.
Ngày 1:
Buổi sáng : Bản cát cát
Khoảng cách từ trung tâm thị trấn tới bản là 2 km, Các bạn có thể thuê xe máy, đi taxi hoặc các bạn có thể đi bộ để trải nghiệm và chụp ảnh trên đường (bạn cần có sức khoẻ nhé vì đi bộ hơi đuối ak). Trước khi vào bản thì có quán cafe sống ảo The Haven Sapa, các bạn có thể ngồi uống cf ngắm cảnh cũng rất ok ( quán nằm ở trên đỉnh đồi phía bên trái đường).
Điểm đến tiếp theo là bản Cát Cát, trước khi vào bản ở đầu bản có khá nhiều địa điểm cho thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh. Các bạn nên thuê ở đầu bản vì ở cửa hàng đầu bản có anh chủ tư vấn rất thật và nhiệt tình. Giá thuê 1 bộ là 50k (Lưu ý không cho tiền các trẻ em trong bản). Điểm nổi bật trong bản Cát Cát là cây cầu Si bắc qua con suối, những cây cầu tre được thiết kế chạy dọc theo con suối, nhìn khá đẹp
Quãng đường từ chỗ con suối tới cuối bản vào cỡ khoảng hơn 500m đó cũng là đường về. Nếu bạn gửi xe ở đầu bản mà sức khỏe tốt thì có thể quay lại đường cũ về, còn nếu đuối chân rồi thì đi đến cuối bản rồi thuê xe ôm về nhé . Cảnh đẹp ở Bản cát cát theo mình thì được: 7.5/10 điểm
* Giá vé tham quan 50k/ người, thuê đồ dân tộc 50k, xe ôm cuối bản về đầu bản 15k/ người
Buổi Chiều : Tả Phìn ( cung đường mình thik nhất 10/10 điểm)
Sau khi khởi hành từ thị trấn khoảng 2-4 km thì nhìn bên phía tay trái có bảng chỉ dẫn đi Tả Phìn ( đường này khó đi nhưng cảnh tuyệt đẹp) đi cung đường này chỉ muốn ngắm và quay phim lại thôi Dọc 2 bên đường là ruộng bậc thang cực đẹp ( đặc biệt mùa lúa chín thì đẹp lắm luôn ak)
PS: bạn sẽ phải tiếc nếu đi đường quốc lộ mà ko đi đường nhỏ này
Tới Tả Phìn bạn nên trải nghiệm tắm lá thuốc người Dao đỏ ( cũng thoải mái lắm) bạn liên hệ trực tiếp người dân ở đó nấu ( chị Châu) hoặc tìm đến spa ở ngay Tả Phìn để tắm nhé
Tả phìn đa số là các bạn đi xe máy và ngắm cảnh, ko phải đi bộ nhiều
Ngày 2
Buổi sáng:( đi fansipan, thời gian mất 1 buổi sáng hoặc chiều)
Nếu thời tiết thuận lợi thì Bạn nên đi Fansipan luôn nhé, để chinh phục nóc nhà Đông Dương. Ga cáp treo cách thị trấn là 4,5km.
Giá vé cáp treo là 600k 1 vé khứ hồi, tổng thời gian đi cáp treo từ ga số 1 tới ga số 2 là 20 phút, sau đó leo bộ từ ga số 2 tới đỉnh khoảng hơn 600 bậc , do không khí bị loãng nên leo khá mệt ak
Nếu bạn nào khoẻ thì leo, còn không thể leo bậc thì có thể chi thêm 100k nữa để đi tàu hỏa leo núi ^.^ mình đi tàu lên và đi bộ xuống để ngắm cảnh ( leo xuống ít mệt hơn leo lên nhiều ^.^)
Lên tới đỉnh đẹp lắm luôn ^.^ nhìn như cảnh tiên ak, nhưng các bạn nên tránh đi ngày cuối tuần nhé, vì người đông lắm ko thể ngắm cảnh được 1 phút chứ đừng nói là chụp hình đẹp
Ngắm mây xong thì bạn về thị trấn nghỉ ngơi ăn trưa ( mình thấy các quán ăn ở thị trấn khá ngon)
PS : Để tránh tình trạng phải xếp hàng chờ mua vé, thì bạn có thể liên hệ đặt vé với Khách sạn mà bạn ở ak
Fansipan theo mình thì được 9.5/10 điểm nak
* vé tham quan : 600k/người, vé tàu (khứ hồi) lên đỉnh fansipan 100k/ng
Buổi chiều: Tả Van, Lao chải
Chiều về các bạn đi làng Lao chải và Tả Van.Trên đường đi đến 2 làng bản này các bạn sẽ được ngắm nhìn thung lũng hoa hồng và thung lũng mường hoa.
Tả Van cách thị trấn 10km, cung đường này có cây cầu mây và bãi đá cổ ( do mãi chụp hình ở Tả Van nên mình ko đủ thời gian đi điểm này) ngoài ra có những ruộng bậc thang trên khắp các sườn núi (đường đi hơi xấu và cực bụi ak nha ) các bạn có thể đi xe máy nếu bạn là tay lái lụa ^.^ Thời điểm đẹp nhất là cuối tháng 9 vì lúa chín vàng nên nhìn khá đẹp
Ah ở đây có quán cf Lá Dao nhìn đẹp và đặc biệt cho ai thik chụp hình, nước uống cũng ok
Theo mình thì Tả Van, Lao chải được 7.5/10 điểm.
* Có trạm thu phí 75k/ người, nếu hên thì ko bị gọi lại thu phí ( mình đi ko bị thu phí này ^.^)
Ngày thứ 3 :
Buổi sáng : Đèo Ô Quy Hồ, Thác Bạc, Thác tình Yêu.
Cung đường có các địa điểm tham quan là Thác Bạc, Thác TÌnh Yêu và đặc biệt là Đỉnh Ô Quy Hồ (1 trong 4 tứ đại đỉnh đèo của khu vực phía bắc Việt Nam). Cung đường này khá lạnh nhé, nên mặc ấm vào ^.^
Điểm đến đầu tiên là Thác Bạc, tiếp đến là thác tình yêu. Do hỏi nhiều ý kiến của những người đi trước nói thác bạc ko có gì đẹp nên mình bỏ qua ^.^ ( với lại do mình đuối sức nên hết leo thang nổi rồi). Các bạn có thể vào tham quan cho biết nak ^.^
Sau khi tham quan xong điểm đến cuối cùng và lý tưởng nhất của lộ trình này chính là đỉnh ô Quy Hồ hay có tên khác là cổng trời, nơi mà mọi người chụp ảnh sống ảo và có tầm nhìn xuống thung lũng và cung đường khá đẹp.
Trưa thì mình về thị trấn nghỉ ngơi
Buổi chiều: Núi Hàm Rồng
Tầm 3h mọi người bắt đầu đi leo núi Hàm Rồng, núi Hàm Rồng ngay gần trung tâm thị trấn nên mọi người không phải thuê xe đi lại.
Quãng đường từ điểm bán vé tới vườn hoa trung tâm khoảng 600m đường đi leo tương đối mệt ( nhớ mang giày, dép dễ đi nhé)
Điểm đến đầu tiên trên núi hàm rồng là khu vườn lan ( do mình đi ko có hoa nên thấy bình thường), tiếp đến là khu vườn tượng 12 con Giáp ( chụp hình thì cũng ngộ nghĩnh)
Tới đây sẽ có chiếc xích đu chơi khá vui đó, nhìn phía bên tay phải đi đến 1 đoạn có điểm ngắm cảnh thị trấn và núi khá đẹp ^.^
Điểm đến tiếp theo chính là khu vực vườn hoa trung tâm, nơi đây mọi người có thể check in với chữ Sapa được trồng bằng Hoa. Đi tiếp tầm 200m rẽ bên tay trái là cổng trời 1
Đi qua cổng trời 1 khoảng 50m bạn rẽ phải tới cổng trời 2 ( thật ra chẳng có gì đẹp) rẽ trái để đi ra khu vực sân mây. Ở đây bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh đẹp của thành phố .
Trên dọc đường đi có 1 số địa điểm ăn uống, nhưng bạn khi đi leo hàm Rồng thì nên mang ít nhất 1 chai nước để không bị khát khi leo núi, đồ ăn và uống ở trên đây bán khá mắc.
Nếu trời nắng mọi người có thể ở lại để ngắm hoàng hôn ở Sân Mây, còn không thì có thể xuống núi luôn. Tổng thời gian đi Hàm Rồng khoảng 2 tiếng rưỡi ( mình vừa đi vừa nghỉ khoảng 3 tiếng rưỡi) Nói chung theo mình thì núi Hàm rồng cảnh đẹp đc là 6/10 điểm
* vé tham quan: 70k/ người
Tối đi ăn và uống cf thưởng thức cảnh đêm sapa
Tới 22h leo lên xe về lại Hà Nội
Lưu ý: các bạn có thể thay đổi lịch trình dựa theo thời tiết và sức khoẻ của mình, do mình vừa đi chơi vừa về KS nghỉ ngơi nên các cung đường đi trái nhau, bạn nào khoẻ đi luôn mà ko cần nghỉ thì sắp xếp lại lịch trình cho thuận đường đi nhé
Hết ahihi ^.^ xem tiếp
Review chi tiết:
Một ngày theo chân người Dao đỏ lên rừng tìm 30 loại lá thuốc cổ truyền
Thay vì dừng chân ở thị trấn Sa Pa tắm lá thuốc người Dao đỏ tương truyền rất nhiều công hiệu như bao khách du lịch khác, chúng tôi vượt 12km đường đèo để vào tận bản Tả Phìn, theo chân người phụ nữ Dao đỏ suốt 1 ngày để lên rừng tìm hiểu về nguồn gốc của phương thuốc bí truyền này.
Hửng nắng sau những ngày mưa lũ và sạt lở, Sa Pa đón chúng tôi bằng cầu vồng sau mưa và những cây mận, cây lê trĩu quả nở rộ giữa miền sơn cước.
Cách không xa thị trấn, men theo sườn núi quanh co bên những thửa ruộng bậc thang nối tầng xếp lớp, chúng tôi vượt 12km đường đèo để tìm đến bản Tả Phìn - nơi có đông đảo người dân tộc Dao đỏ quần tụ và vẫn giữ nguyên được những phong tục truyền thống, rất đáng để du khách ghé tới.
Ngay trước cửa nhà, chị Phàn Phan Châu (38 tuổi, đội 4, thôn Sả Séng, Tả Phìn, Sapa) đã khiến những người khách phương xa vượt qua nhiều đường đèo hiểm trở thấy ấm lòng hơn cả bởi nụ cười tươi rạng rỡ, thân thiện chẳng khác nào đón người thân xa xứ về thăm quê.
Dù không phải người lớn tuổi ở bản nhưng chị Châu lại là người phụ nữ Dao đỏ được giải Nhất trong cuộc thi hiểu biết về lá thuốc cổ truyền. Đó cũng là lí do chúng tôi ghé thăm, theo chân chị lên rừng suốt 1 ngày để tìm về đúng nguồn cội của phương thức tắm lá thuốc nức tiếng khắp đất Sa Pa.
Chị Châu chia sẻ, từ rất lâu đời, người Dao đỏ đã biết dùng thuốc ở rừng để làm lá thuốc cổ truyền với tận 120 loại, nhưng mỗi nhà lại có cách dùng khác nhau.
Trong ngôi nhà gỗ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những giỏ mây đựng đầy lá rừng dùng làm thuốc bán cho khách du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà nó trở thành “đặc sản” của bản Tả Phìn, bởi qua rất nhiều đời truyền lại, người Dao đỏ vẫn luôn tự hào bởi lá thuốc của họ có thể trị được không ít bệnh mà đến thuốc Tây cũng phải bó tay.
Bắt nguồn từ việc chuyên dùng cho phụ nữ sau sinh dưỡng thai, lá thuốc cổ truyền của người Dao đỏ dần được hoàn thiện công thức để chữa ho, xương khớp, đau lưng, mệt mỏi…
Sẽ chẳng còn gì hạnh phúc bằng khi khám phá đường đèo suốt một ngày dài, du khách được thả mình tận hưởng cảm giác khoan khoái, thư giãn trong bồn tắm gỗ đầy ắp nước nóng, tỏa mùi hương lá rừng thơm nhẹ.
Nhưng để có được những nồi thuốc công hiệu ấy, với chị Châu hay bất cứ người dân nào người Dao đỏ cũng đều là một hành trình dài lên rừng tìm kiếm đầy vất vả, gian nan.
Khoác lên mình bộ trang phục người Dao đỏ được dệt thổ cẩm thủ công mang đậm sắc thái núi rừng hoang sơ, mà theo chị Châu có giá trị lên tới 6 triệu đồng, chúng tôi cùng chị đeo giỏ mây, hóa thân thành những cô gái bản lên rừng để tìm đủ 30 loại lá thuốc cổ truyền.
Sau đợt mưa, đất rừng trơn trượt, dẻo quánh như những cục đất sét, cây rừng mọc tươi tốt nhưng những vị thuốc quý thì lại chẳng dễ tìm. Ngọn núi phía trên hang Tả Phìn chỉ là núi “sơ cứu” của những người dân bản Dao đỏ khi cần tìm lá thuốc gấp.
Còn muốn có được những vị thuốc quý, những loại cây rừng nhiều công dụng, chị Châu và chồng vẫn thường phải đi bộ đường rừng 6-7km/ngày, mang về hơn 50kg lá cây để làm thuốc.
Theo bố mẹ lên rừng từ nhỏ, chị thuộc vanh vách tên và công dụng từng loại cây. Cũng có những loài cây nổi tiếng không được hái đó là lá ngón, hay cây sơn từng làm chị ngứa mấy lần nên đã biết cách, cứ gặp là tránh xa.
Chiếc giỏ mây nhỏ nặng dần theo bước chân của những kẻ lần đầu lên núi tìm về cội nguồn của những lá thuốc Dao đỏ, đủ 28 -30 loại lá cũng đã là ban trưa, chị Châu mới chịu cất lưỡi hái, vác gùi xuống núi.
Từ ngày làm quen với nghề du lịch, mở dịch vụ tắm lá thuốc người Dao phục vụ du khách trong và ngoài nước, chị Châu cũng như bao người phụ nữ khác đã quen với việc lần mò trong rừng, có khi phải ở lại qua đêm để sấy khô lá thuốc mới đem về nhà sử dụng.
Chị chia sẻ: “Lá thuốc thì trong rừng có sẵn, nhưng vị quý hiếm thì không phải lúc nào cũng tìm được, muốn để lâu phải đi hái trước nhiều ngày, băm nhỏ, phơi hoặc sấy thì để 1-2 năm cũng được”.
Cũng chính bởi có đồ dự trữ nên những ngày lễ Tết, 11 thùng lá thuốc của chị dù kín khách nhưng vẫn có đủ nguyên liệu để phục vụ du khách.
Những người khách nước ngoài lần đầu tắm lá thuốc của dân bản địa thì thích chí lắm, khen ngợi không ngớt những vị thuốc từ thiên nhiên làm con người ta sảng khoái, thư giãn tinh thần.
Cũng có những người dân miền xuôi lên đây lập nghiệp, không quen khí hậu và đường sá nên bị bệnh xương khớp, chỉ tắm 3 lần là đã khỏi hẳn những cơn đau.
Chị Châu còn hài hước kể: “Ngày chị đẻ đứa thứ hai, tắm 2 nồi xong 15 ngày sau có thể cõng con đi làm nương rẫy thoải mái. Khỏe như trâu vậy (cười)”.
Ấy vậy mà cũng có những người thể trạng yếu, ngâm mình chưa đến 15 phút đã ngất lịm trong bồn.
Đó là lí do chị Châu cứ đôn đáo mãi, không chỉ lặn lội lên rừng hái lá, ngồi băm chặt, đun nấu suốt vài tiếng bên chiếc lò lớn mới xây, đưa nước vào bồn cho khách, thỉnh thoảng chị vẫn trò chuyện với du khách qua bức rèm vì lo lắng người bên trong tỉnh hay mê.
Chị kể, hồi Tết mới xây lại được cái lò to để đun nước này, dẫn nước sạch từ đầu nguồn về, làm lại hệ thống nước bằng ống tre, mua củi từ bên ngoài về, coi như lấy công làm lãi.
11 thùng tắm lá thuốc quanh nhà là miếng cơm nuôi sống cả gia đình chị những ngày chưa vào mùa nương, để chị và cả những thế hệ người Dao đỏ sau này gìn giữ bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình. Chu đáo, hồn hậu là thế nhưng cũng không ít lần chị Châu phải chịu cảnh bị khách "bùng", vất vả lên rừng kiếm lá, nấu cả nồi nước to rồi chẳng thấy khách xuống nhà...
xem tiếp
Rì viu cho các bạn đi 2 địa điểm với giá 2 triệu - đoàn 7 người hihi
Review 3 ngày 2 đêm - (đoàn 7ng) : 2 triệu/ng. Mình sẽ rì viu chi tiết Hà khẩu là chính ạ vì thấy khá nhiều bạn đi hà khẩu về rì viu hơi ít hihi
1. Vé xe : 240k hải sơn hà vân, 270k interbus
Nhưng riêng lần này mình chọn đi xe cabin chiều đi 400k ( Xe fansipang Hn lên sapa), Chiều về: 350k ( Hải sơn hà vân từ lào cai về hn) : Chi phí 750k . Xe hải sơn hà vân thì giường chiếu sạch sẽ thơm tho hơn ạ
2. Sổ thông hành: 350k/ng ( Nhiều ng làm giá 400k - 450k lắm ạ, may mà e làm đc rẻ vì đc gthieu) . Lưu ý năm 2019 có thay đổi là sổ chỉ đi đc 1 lần và phải có hdv dắt qua cửa. Trẻ con ngoại tỉnh sẽ k đc làm đi kèm mà phải làm sổ riêng. Nói chung giá 350k/ng mà nhiệt tình ưu ái quan tâm và support khách thì mọi ng liên hệ Hoàng Hiệp 083 8838222
3. Đổi tệ : Chiến minh, hoặc bất kì cửa hàg nào trên hà trung. Nhưng theo mình ai ở gần Cầu giấy thì giá chiến minh là ok nhất ạ, 1 tệ tỉ giá 344. Tiền mang sag thì tuỳ có ng mang 500k 1 triệu nhưng nếu chỉ ăn thôi thì tầm 500k/ng là tẹt
4. Phòng ở: lúc đầu mình tính thuê ksan nhưng do đoàn mình nhiều teen nên thích ở phòng có phong cách trẻ trung chút mình thuê tại - Điểm cộng ở đây là chị chủ support nhiệt tình ạ, view đẹp, chăm sóc khách 24/7. Kể cả việc mình quên đồ trên xe taxi c chủ homestay cũng tìm đc cho mình Khá ưng. Phòng thì sạch sẽ, ấm, view đẹp, gần thị trấn, máy sấy tóc và sữa tắm, tinh dầu xông phòng rất thơm hihi. Điểm trừ là dù gần thật nhưng là nằm dưới dốc thẳng, lúc lên dốc thì mình bỏ cuộc toàn gọi taxi chứ tây thì mình thấy cứ đi phăm phăm ). Giá phòng thì giao động cuối tuần và ngày lễ mình đi nên phòng 650/ 2ng , 699/ 4 người. Nhà mình có 4 ng nên thuê phòng 699k 2 giường khá to rộng rãi. Chia ra 350k/1ng/2 ngày.
Lịch trình:
Ngày 1 : Do sapa chiều đổ mưa và sương nên nhà mình ở trong nhà và tối thì nhà mình có đi ăn thử theo rì viu của các bạn đã đi ăn ở Hot pot 552 điện biên phủ hết 1 triệu . Nhận xét thì đồ ăn khá bt, Lẩu cá tầm cũng ổn, cá hồi tươi thì hơi nhỏ và k chắc thịt, cơm canh, thịt gà quay khá ok. Nhưng theo kinh nghiệm trc kia mình đi ăn thì nên ăn ở quán Quang Minh gần hồ : Ngon hơn và đắt hơn 1 chút . Ví chi bữa ăn của đoàn mình 142k/ng .Tiền ăn vặt linh tinh đồ nướng thì tuỳ các đoàn, nhưng quán nướng mình ăn thấy ngon là cạnh bến xe bus của sapa ạ.
Ngày 2: Nhà mình ngủ dậy khá trễ nên xuất phát đi cát2 vì homestay cách cát2 tầm gần 2km thôi. Giá 70k/vé vào cửa tha hồ chụp ảnh sống ảo và tầm 2h thì có ca nhạc múa sạp ở dưới suối. Khá sôi động, nhắc thêm tuỳ các đoàn tự thuê xe máy 80k/ngày đi hoặc gd có trẻ con và ng nhà muốn rẻ thì book khách sạn taxi đi cát cát hết 200k/ chiều/xe 4 người ngồi tính ra rẻ hơn tự đi thuê xe máy hehe. Nhà mình có trẻ con nên tính ra có 100k/ng 2 chiều đi nắng mưa lại k đến đầu. Trong cát2 nhiều hàng quán nên nhà mình đi ăn trưa trong đó hết 50k/ng . Sau khi đi cát2 thì nhà mình có lượn qua sunplaza, nhà thờ để chụp ảnh, nói chung tính lên Fansipan mà hơi sương nên nhà mình stop khoản đó mà chỉ đi Tàu leo núi cũng đủ đẹp rồi mà có 70k/ vé thui ạ. Còn các địa chỉ khác thì tuỳ các bạn thuê xe 80k/ngày đi hoặc thuê taxi đi gộp. Có nhiều điểm tham quan như:
Núi Hàm Rồng (trong trung tâm thị trấn)
Thác Bạc (cách thị trấn khoảng 12 km)
Cầu Mây (cách thị trấn khoảng 17 km)
Bản Cát Cát (cách thị trấn 2 km) -> Nên đi bản này nhất vì khá đẹp so với các bản khác
Bản Tả Van (cách trung tâm thị trấn 8 km)
Tả Phìn (cách trung tâm thị trấn khoảng 12 km)
Bãi đá cổ (cách trung tâm thị trấn khoảng 10 km) -> Điểm này khá thất vọng ạ, mò đến thì hỏi bãi đá đâu thì có 1 hòn đá rất chi là bực mình haha
Fansipan -> có nhiều cảnh đẹp và có bán combo thăm quan. Nhưng lưu ý nếu ai k đi Fan thì có thể đi tàu lên chụp ảnh
Thác tình yêu -> rất đẹp ạ nhưng cực kì mỏi chân vì quá xa luôn
Sau đi chụp ảnh linh tinh đoàn mình về quán ở địa chỉ số 1 Fansipan ăn cơm tối ạ. bữa tối 750k quán rất đông khách nhưng đồ ăn thì ngon, nhà mình gọi con gà nướng to, đậu xốt, canh cá hồi, rau cải xào. Tính ra 107k/ng
Tối hôm đó sau nhà mình có đi chợ đêm, mát xa 100k/ng, đi uống trà sữa Kai Tea ( ưu điểm là gọi qua Hotline đc giảm 30%, trà khá ngon ạ, nhược điểm là nhân viên k nhiệt tình lắm) . À đặc biệt ai có trẻ con mà lên cần mua cháo thì trên này cũng có bán và ship tận nơi hihi.
Chuyến đi này đoàn mình chỉ đi quanh thị trấn, bản Cát Cát. Vì trước đi khá nhiều sapa rồi và có trẻ con nên k đi nhiều.
Ngày thứ 3: Cả đoàn mình ngủ tĩ tã và ở quanh homestay chụp ảnh rồi trả phòng và về lào cai, nếu thuê xe 7 chỗ 600k/lần. Còn nếu các bạn muốn tiết kiệm thì có thể đi bus hoặc ra bến bus bắt xe dù xuống 50k/ng. Đoàn nhà mình thuê ô tô riêng 600k nên tính ra 100/ng. Thuê bên e Ngọc Đông nha, giá rổ ok nhiệt tình .
Trưa đến Lào cai mình đi tham quan Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu (Trong trung tâm TP. Lào Cai) và sang đó ăn uống. Tuỳ chi phí từng đoàn, bên đó có nhiều món ăn khá ngon và nên thử. Lưu ý các bạn nào đi mà quên k đổi tệ thì có thể vào bên trong cửa khẩu chỗ đó có 1 anh ngồi chuyên đổi. Tỉ giá hômmình đi đổi thêm ở đó 3500, giá k đắt so với đổi dưới HN đâu. HN mình đổi chiến minh 344 rồi.
Sang hà khẩu ăn gì :
- Quán trà sữa 123smile. Đồ uống dao động từ 6-12 tệ. Xúc xích nướng đá 3 tệ . Ng việt bán rất dễ thương và order dễ ợt, quán có bán chân gà nộm và chè, cơm... nh mình chưa thử bgio.
- Quán trà sữa Gomax Đồ uống dao động từ 6-12 tệ -> Trà Khá thơm mình thích nhất trà sữa có đậu đỏ. Lưu ý quán là ng china bán nên k biết tiếng việt cần dùng gg dịch
- Quán trà sữa nướng : cái này khá nổi nên mình k gthieu giá 6-8 tệ . Có nhân viên là ng việt để hướng dẫn nhé. quán này đag hot nên toàn phải xếp handg mua
- Quán trà sữa Xanh cách trà sữa nướng 3 tiệm ( mình k biết tên quán nên đặt tạm) Quán biển cũng màu xanh giá cũng 6-8 tệ uống cũng khá ok
- Quán trà hoa quả Mixue (vn cũng có cơ sở) : 6-8 tệ hoa quả rất ngon, có cả kem 3 tệ thì đảm bảo ngon hơn bên Việt Nam hihi.
- Bánh bao nhỏ thiên tân : giá từ 7 tệ/khay 7 cái ăn khá là ngon
- Quán gà Dicos: như KFC đồ ăn từ 5 tệ - 30 tệ
- Siêu thị 2 tầng : Cạnh quán gà là siêu thị trên tầng 2, cũng bày bán đủ thứ bánh trái chân gà cay, kẹo.... nói chung vào ra thì cũng đốt túi hơi nhiều tiền.
- Siêu thị vườn hoa: đối diện công viên và toà nhà màu đỏ cũng nhiều thứ để mua và giá thì same same siêu thị 2 tầng
- Mực nướng ông đầu trọc giá 2 tệ/xiên nchỉ bán 10 xiên trở lên. Đánh giá là ngon, nước chấm cay nhưng nếu ai k ăn đc cay thì dặn a đầu bếp( ng việt) sẽ giảm bớt độ cay nhưng vẫn ngon ạ
- Thịt xiên nướng Zhengx- quán này thì đủ món ạ có thịt lợn, gà, vịt nướng, xúc xích nướng giá từ 3-10 tệ. Bánh gà ở đây cũng ngon. Nói chung quán này quá duyệt ạ.
- Quán Nduo sushi giá giao động 10-40 tệ : ăn ngon, điểm trừ là mù tạt k ngon lắm
- Quán cơm rang, đồ nướng, đậu phụ thối ( đối diện quán Nduo sushi): Quán khá ngon và có cơm rang mình cực thích luôn, nộm chân gà ở đây ăn rất ổn, có nhiều món phong phú. Điểm cộng là quán cho gửi đồ và có ng việt nên khi order mình dặn cho ít cay nên ăn rất o
- Bạn có thể ăn thêm trứng ngải cứu 5 tệ/ quả : ăn cũng k khác Việt Nam mình mấy đâu
- Nước mía ngoài đg bán khá nhiều 5 tệ
- Bánh nướng nhân thịt trứng: 5tệ/c
- Lẩu 1 người đối diện quán trà sữa nướng.
- Bánh trứng lắc tay 15 tệ ăn siêu ngọt ạ nhưng ngon ngon
- Quán lẩu: mà thực chất là 1 dẫy bán lẩu và đồ nướng linh tinh. Đồ khá cay và toàn trung quốc nên khó có thể nói giảm cay :((. Nguyên con phố đối diện công viên tử bàn hihi. Giá giao động 30-50 tệ.
Chơi gì ở hà khẩu ???
- Công viên Tử Bàn: cạnh đường có mực và trà sữa, ra công viên ngồi thư giãn, xem người Trung lớn tuổi tập dưỡng sinh rồi đánh cờ, mạt chược, à quên các bác đánh giầy bên đó rất hay nhé đánh giày k cần tháo giầy và rất tỉ mỉ )
- Công viên Sơn Lâm -> Công viên có khuôn viên rộng, có thiết kế cây cầu dài bên cạnh một hồ nước trong vắt, các bậc bước ảo diệu , cùng hệ thống đèn trang trí khiến buổi tối lung linh nên hay gọi là "công viên ánh sáng". Nhất là ai có sk leo lên đỉnh có ngôi chùa rất đẹp như thiếu lâm tự.
- Ngoài ra có thể ghé vào các chợ, cửa hàng tiện lợi hay trung tâm mua sắm đủ loại mặt hàng đa dạng từ thực phẩm, đồ gia dụng đến quần áo, mỹ phẩm hoặc mua các món quà lưu niệm dành tặng người thân, bạn bè.
- Taxi đi lại 20 đồng. Nếu đoàn trên 6 ng thì đi xe ba gác cuzng 20 đồng tính ra rẻ hơn gọi 2 taxi hihi
- Con phố ngoài đối diện với biên giới mình có những chỗ sống ảo và chụp ảnh siêu mê lý luôn ạ
- Sang trung thì nên thử bắn pháo nhé, nói chung pháo hoa đầy đường bán nh mình mua ở đối diện công viên Ánh sáng 3-40 tệ. Lưu ý chút là đợt này trung đang có hội nghị nên tuyệt đối các bác ko nên bắn nhé phải hỏi thật kĩ k bị phạt đó
- Lưu ý về trước 22h đêm bởi lúc này cửa khẩu đóng cửa và thủ tục ở lại qua đêm cũng khá phức tạp.
- Nhà mình ăn linh tinh bên đó nên khá đầy bụng 9h30 mới về Lào cai tắm rửa rồi đi cafe 12h30 lên xe cabin vip về hà nội là 4h sáng hihi
Ảnh các bạn có thẻ xem thêm trong album nhé: l=e342eeadd4 xem tiếp
ĂN CHƠI ĐÃ ĐỜI TRONG 3N2Đ TẠI SAPA CHỈ 1 TRIỆU 700K
Ở Sapa vào mùa xuân tôi thấy những cánh hoa ban nở trắng trời, lất phất thêm những hạt mưa bụi, vào mùa hè Sapa trở nên trong trẻo, đến mùa thu bầu trời như được nhuộm vàng bởi những thửa ruộng bậc thang. Nhưng có lẽ vào những ngày mùa đông này, Sapa huyền ảo không chịu được vì mây và sương phủ ngập lối, và cũng là cơ hội để bạn trực tiếp chiêm ngưỡng nhưng bông hoa tuyết.
Giờ này ở Sapa đang rất giá lạnh, cái giá lạnh của ngày mùa đông, cái giá lạnh của những bông tuyết phủ trắng trời. Và nếu đi Sapa dịp này, bạn sẽ bắt gặp những cái ôm chặt cùng nhau, những cái nắm tay xiết chặt để xua tan đi cái lạnh tê tái.
Và những khuôn mặt nhỏ nhắn, xinh xắn, dễ thương, mũm mĩm của những cô bé dân tộc, với cái nhìn tò mò khi bạn đi ngang qua.
Liệu 3 ngày 2 đêm ở thị trấn mờ sương này có làm cho bạn lưu luyến không nhỉ. Yên tâm, chi phí chỉ với 1 triệu 700k/người thôi.
1. Nhưng cách book phòng, xe như thế nào đây?
- Book phòng:
Nếu muốn chiêm ngưỡng những áng mây bồng bềnh gần nhất, rõ nhất, thì VietTrekking Homestay là điểm lý tưởng cho bạn. Homestay này nằm cuối đường Hoàng Liên Sơn, cũng là homestay duy nhất trong trung tâm. Nếu từ đây ra nhà thờ đá mất 600m.
Nhưng nhớ để chắc chắn có phòng, bạn phải đặt trước 2 tháng, và phải chuyển khoản trước 100% tiền phòng luôn.
Giá phòng tham khảo: Phòng đơn (2 người): 400K ngày thường, 450K cuối tuần, phòng 2 giường 4 người: 700K ngày thường, 800K cuối tuần, phòng Dorm 100K/ng ngày thường, 120K/ng cuối tuần.
Bạn có thể tham khảo thêm trên VietTrekking nha.
Chắc chắn khi đến homestay này, bạn sẽ phải thích thú ngay với cái view thần thánh, giữa núi, giữa bầu trời ngắm sương, đắm mình trong những ngày lạnh như thế này.
Vẻ đẹp chẳng thế nào mà lãng quên của homestay: Một dãy nhà toàn gỗ nâu ấm áp, xinh và cứ như trong truyện cổ tích vậy
- Vé xe lên Sapa:
Bạn có thể phượt hoàn toàn bằng xe máy. Cứ việc thẳng tiến Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai - Sapa thôi. Đường quốc lộ nên khá là dễ đi, dài khoảng 390km.
Không thì hãy lựa chọn đi tàu hỏa hoặc xe khách tới Lào Cai rồi từ đó thuê xe máy lên Sapa. Từ Lào Cai đến Sapa chỉ khoảng 40km, đường đi uốn lượn, phía dưới có suối quanh co, xa xa bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng ruộng bậc thang xếp tầng.
người thôi. Một số xe như Hưng Thành (0989.294.294), Hải Vân (ĐT: 0203.872.606), Hà Sơn (ĐT: 04 66.62.62.62), VietBus (ĐT: 043-627.27.2).
Đi chuyến 10h tối, và mất khoảng hơn 5 tiếng, đến sáng sớm hôm sau bạn sẽ đến bến xe khách Sapa luôn.
- Thuê xe máy:
Muốn vi vu, khám phá Sapa bạn cứ thuê ở VietTrekking nhé, xe số là 100k/người, xăng thì tự đổ. Mình nhớ không nhầm thì cần 50k, bạn đi hết 3 ngày đổ đèo, xuống bản vẫn còn nguyên nửa bình (nó là do kỹ thuật đi nha). Bạn nên trải nghiệm đi xe máy vì quãng đường đi, ngắm được nhiều cảnh đẹp lắm, dừng lại mà chụp ảnh thì hàng tá cảnh. Nhưng mà phải chắc chắn tay lái của bạn cứng, vì đường đèo quanh co nhiều lắm.
Nếu chưa có lịch trình để khám phá Sapa, bạn có thể tham khảo lịch trình dưới này nha.
2. Lịch Trình:
Ngày 1:
Xuống đến Sapa, chắc chắn bạn phải lót bụng đã, hãy thử ăn sáng ở gà cựa Bắc Hà nằm ở số 53 Lê Văn tám, giá là 40k/bát.
Nước dùng ở quán này rất ngon, thanh và trong, không lợ cợ, ngọt đằm mà hơi đậm đà.
Sau đó về homestay gửi đồ, rồi đi dạo loanh quanh trong khu trung tâm để chụp ảnh ở Quảng trường, nhà thờ đá,...Nếu muốn nhâm nhi tách cafe thì ghé số 7 Mường Hoa nhé. Không gian quán vô cùng xinh xắn, toàn gỗ thôi, tha hồ mà sống ảo.
Đến trưa thì ăn cơm gọi món ở nhà hàng Cô Lịch đầu đường Fansipan. Ở đây có trứng chiên, thịt ba chỉ rang, ngọn su su xào, canh chua thịt bằm,…
Bạn phải thử lợn mán và rau cải mèo - 2 món ăn đặc sắc Sapa đấy nhé. Ăn xong thì về homestay nghỉ ngơi.
Chiều khoảng 4h thì khởi hành đi đèo Ô Quy Hồ để đón hoàng hôn. Đỉnh đèo này cách trung tâm thị trấn khoảng 15km. Chú ý là đường đi quanh co, nguy hiểm và có lúc đi qua các tầng mây nữa nên bạn phải đi chậm lại để cho an toàn.
Hoàng hôn ở Ô Quy Hồ đẹp đến mê hồn. Mặt trời lặn trong vòng 2 phút, nếu kịp thì nhớ cầm máy lên để lưu khoảnh khắc ấy.
Xong rồi nhớ ghé quán nhỏ cô Nhung làm chút thịt lợn gác bếp chấm tương ớt mắc khén cay xè, thêm vào ống cơm lam nếp cẩm dẻo quẹo thơm bùi tim tím, khoai lang mật, trứng nướng bên cạnh bếp than hồng thì hết sẩy con bà bảy.
Tối đến thì ghé hành hàng A Quỳnh ở số 15 Thạch Sơn để thưởng thức thắng cố. Ở đây cũng có lẩu cá hồi, lợn bản nướng than hoa, cá suối chiên, rượu táo mèo.
Nhưng mà nhớ đặt bàn trước nha.
Ngày 2:
Sang ngày 2 thì vi vu mấy bản trên này chứ nhỉ. Đầu tiên phải là bản Cát Cát. Vì nó nằm gần trung tâm thị trấn nhất, chỉ cần đi xuôi theo đường Fansipan tầm 2km là tới. Vé vào bản là 70k/người. Đến đây, bạn có thể thuê đồ dân tộc để chụp ảnh, đi dọc xuống bản còn có các con suối, bánh xe guồng nước, thác nước nữa, đẹp lắm đó.
Trưa ngày 2: ăn trưa và cafe ở Gem Valley, một quán nổi tiếng có view đẹp nằm ngay đường xuống bản Cát Cát luôn. Quán này nằm nép sát sườn núi, một mặt bám vào đường đèo quanh co, một mặt ôm trọn lớp lớp tầng tầng núi rừng.
Thích nhất là cảm giác nhâm nhi tách đồ uống ấm nóng và chiêm ngưỡng view núi rừng trùng điệp, xanh ngát phía xa.
Quán này khá là nổi tiếng rồi, bạn chỉ cần hỏi, ai cũng sẽ biết. Mặc dù đồ uống có chút không rẻ nhưng đổi lại view và sự dễ thương cũng đáng mà.
Thông tin quán:
người - Địa chỉ: Gem Valley - Bản Cát Cát, Sapa
Chiều ngày 2:
Ghé bản Tả Phìn, bản này cách trung tâm khoảng 15km, theo hướng đường Điện Biên Phủ. Vé vào bản là 40k/người, nhưng mình khuyên là bạn không cần mua vé đâu, phí lắm vì không có người soát vé, cứ vào bình thường thôi.
Đi đâu khi đến bản Tả Phìn? À! thì đi di tích tu viện đá cổ bỏ hoang để nhìn rêu phong cổ kính, để chụp ảnh "sống ảo" rồi.
Đường đến với Tả Phìn có lẽ là xa và khó đi nhất so với Tả Van và Cát Cát, vì phải vòng vèo, đổ đèo, có nhiều khúc cua mạo hiểm. Thỉnh thoảng đi qua những con suối chảy róc rách, trong veo, bạn sẽ phải dừng chân lại để chụp hình.
Khi đi vào bên trong bản, những nếp nhà lưa thưa, những cặp mắt trẻ con nhìn bạn chằm chằm, với đôi chân đất giữa cái tiết trời se lạnh. Nhưng vẫn tươi cười. Điểm đầu tiên dừng chân là di tích Tu viện Pháp cổ với đường vào quanh co, rêu phong, cổ kính và một chút hoang tan bao phủ.
Có một quán cafe mà bạn nên ghé thăm đó là The Hill Station nổi bật lên với gỗ và đá ong nâu trần. Và không gian trầm lặng, yên tĩnh, nhẹ nhàng và dễ chịu.
Tối ngày 2:
Bây giờ thì bạn cứ thỏa sức với nhứng món xiên nướng ở Mây nướng - số 3 đường Hoàng Liên Sơn nha.
Chỉ khoảng 110k/người. Ăn xong thì đi chợ đêm trên phố Cầu Mây và dừng chân ở H'mong Sapa Sister Pub trên phố Mường Hoa. Một Pub khá nổi và đông, có bàn Bia, Uno, cá ngựa nhé.
Đồ nướng ở đây rẻ và ngon lắm luôn. Mùi thơm sực nức ngào ngạt xung quanh. Khoai lang mật to mập, nóng bỏng tay, 10 điểm vì ngọt bùi, vàng ươm, siêu ngon.
Menu ở đây bao gồm: thịt cuốn cải mèo (must try nhé, đặc sản cải mèo chỉ có ở Sapa), nầm lợn nướng, thịt dải, thịt ba chỉ sụn nguyên tảng, lạp sưởng mặn quán tự làm, cánh gà và chân gà nướng cay xè mà cực ngon luôn. Đừng quên thêm món cơm lam và khoai lang mật.
Thông tin:
- Giá: 15K-30K/xiên, ăn no tầm hơn 100K/người - Địa chỉ: Mây nướng - 2 Fansipang, Sapa
Ngày 3:
Hãy cho mình được phép ngủ nướng, rồi đi Tả Van cũng được. Khi dậy, bạn nên trả phòng, có thể gửi đồ ở đây rồi thuê xe máy đến bản Cát Cát để ăn cơm gọi món. Ở đây ghé vào quán H'mông Cát Cát nằm đối diện với The Heaven Sapa Camp Site cũng được. Với suất 50k, sẽ bao gồm: đặc sản rau cải mèo xào gan tỏi, rau cải mèo xào thịt lợn mán, thịt lợn mán rang, trứng rán, canh trứng. Nếu muốn mua cải mèo về làm quà thì chỉ có 25k thôi.
Ăn xong, còn sớm thì ghé Cafe Viet Emotion số 27 cầu Mây để ngắm đường phố chút. Quán này nằm ngay trung tâm phố Cầu Mây, không gian nhiều màu sắc, khá là sôi động và sầm uất.
Khoảng 3 giờ thì quay về homestay trả xe và ra bến xe để kịp về Hà Nội chuyến 4 giờ chiều nha.
Nếu muốn khám phá hết Sapa thì có lẽ 3 ngày là thời gian khá ít. Nhưng mình chắc chắn, lịch trình 3 ngày trên này cũng đủ giúp bạn hiểu được phần nào vẻ đẹp của Sapa phải không.
Mình biết còn rất nhiều địa điểm ở Sapa mà tụi mình bỏ lỡ, nhưng mà không sao, đó chính là lý do để sau này mình quay lại.
Năm nay mình đã check in được kha khá chỗ rồi nè, đối với 1 đứa cuồng đi như mình thì như thế này cũng dc gọi là kha khá : viet-nam
Các bạn vào xem thử mình đã check in được bao nhiêu địa điểm rồi nhá rủ lũ bạn vào check in chung coi đứa nào đi đc nhiều hơn rồi nè
Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ
Cre : Đặng Vân Trang xem tiếp
Review chi tiết:
Một ngày theo chân người Dao đỏ lên rừng tìm 30 loại lá thuốc cổ truyền
Thay vì dừng chân ở thị trấn Sa Pa tắm lá thuốc người Dao đỏ tương truyền rất nhiều công hiệu như bao khách du lịch khác, chúng tôi vượt 12km đường đèo để vào tận bản Tả Phìn, theo chân người phụ nữ Dao đỏ suốt 1 ngày để lên rừng tìm hiểu về nguồn gốc của phương thuốc bí truyền này.
Hửng nắng sau những ngày mưa lũ và sạt lở, Sa Pa đón chúng tôi bằng cầu vồng sau mưa và những cây mận, cây lê trĩu quả nở rộ giữa miền sơn cước.
Cách không xa thị trấn, men theo sườn núi quanh co bên những thửa ruộng bậc thang nối tầng xếp lớp, chúng tôi vượt 12km đường đèo để tìm đến bản Tả Phìn - nơi có đông đảo người dân tộc Dao đỏ quần tụ và vẫn giữ nguyên được những phong tục truyền thống, rất đáng để du khách ghé tới.
Ngay trước cửa nhà, chị Phàn Phan Châu (38 tuổi, đội 4, thôn Sả Séng, Tả Phìn, Sapa) đã khiến những người khách phương xa vượt qua nhiều đường đèo hiểm trở thấy ấm lòng hơn cả bởi nụ cười tươi rạng rỡ, thân thiện chẳng khác nào đón người thân xa xứ về thăm quê.
Dù không phải người lớn tuổi ở bản nhưng chị Châu lại là người phụ nữ Dao đỏ được giải Nhất trong cuộc thi hiểu biết về lá thuốc cổ truyền. Đó cũng là lí do chúng tôi ghé thăm, theo chân chị lên rừng suốt 1 ngày để tìm về đúng nguồn cội của phương thức tắm lá thuốc nức tiếng khắp đất Sa Pa.
Chị Châu chia sẻ, từ rất lâu đời, người Dao đỏ đã biết dùng thuốc ở rừng để làm lá thuốc cổ truyền với tận 120 loại, nhưng mỗi nhà lại có cách dùng khác nhau.
Trong ngôi nhà gỗ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những giỏ mây đựng đầy lá rừng dùng làm thuốc bán cho khách du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà nó trở thành “đặc sản” của bản Tả Phìn, bởi qua rất nhiều đời truyền lại, người Dao đỏ vẫn luôn tự hào bởi lá thuốc của họ có thể trị được không ít bệnh mà đến thuốc Tây cũng phải bó tay.
Bắt nguồn từ việc chuyên dùng cho phụ nữ sau sinh dưỡng thai, lá thuốc cổ truyền của người Dao đỏ dần được hoàn thiện công thức để chữa ho, xương khớp, đau lưng, mệt mỏi…
Sẽ chẳng còn gì hạnh phúc bằng khi khám phá đường đèo suốt một ngày dài, du khách được thả mình tận hưởng cảm giác khoan khoái, thư giãn trong bồn tắm gỗ đầy ắp nước nóng, tỏa mùi hương lá rừng thơm nhẹ.
Nhưng để có được những nồi thuốc công hiệu ấy, với chị Châu hay bất cứ người dân nào người Dao đỏ cũng đều là một hành trình dài lên rừng tìm kiếm đầy vất vả, gian nan.
Khoác lên mình bộ trang phục người Dao đỏ được dệt thổ cẩm thủ công mang đậm sắc thái núi rừng hoang sơ, mà theo chị Châu có giá trị lên tới 6 triệu đồng, chúng tôi cùng chị đeo giỏ mây, hóa thân thành những cô gái bản lên rừng để tìm đủ 30 loại lá thuốc cổ truyền.
Sau đợt mưa, đất rừng trơn trượt, dẻo quánh như những cục đất sét, cây rừng mọc tươi tốt nhưng những vị thuốc quý thì lại chẳng dễ tìm. Ngọn núi phía trên hang Tả Phìn chỉ là núi “sơ cứu” của những người dân bản Dao đỏ khi cần tìm lá thuốc gấp.
Còn muốn có được những vị thuốc quý, những loại cây rừng nhiều công dụng, chị Châu và chồng vẫn thường phải đi bộ đường rừng 6-7km/ngày, mang về hơn 50kg lá cây để làm thuốc.
Theo bố mẹ lên rừng từ nhỏ, chị thuộc vanh vách tên và công dụng từng loại cây. Cũng có những loài cây nổi tiếng không được hái đó là lá ngón, hay cây sơn từng làm chị ngứa mấy lần nên đã biết cách, cứ gặp là tránh xa.
Chiếc giỏ mây nhỏ nặng dần theo bước chân của những kẻ lần đầu lên núi tìm về cội nguồn của những lá thuốc Dao đỏ, đủ 28 -30 loại lá cũng đã là ban trưa, chị Châu mới chịu cất lưỡi hái, vác gùi xuống núi.
Từ ngày làm quen với nghề du lịch, mở dịch vụ tắm lá thuốc người Dao phục vụ du khách trong và ngoài nước, chị Châu cũng như bao người phụ nữ khác đã quen với việc lần mò trong rừng, có khi phải ở lại qua đêm để sấy khô lá thuốc mới đem về nhà sử dụng.
Chị chia sẻ: “Lá thuốc thì trong rừng có sẵn, nhưng vị quý hiếm thì không phải lúc nào cũng tìm được, muốn để lâu phải đi hái trước nhiều ngày, băm nhỏ, phơi hoặc sấy thì để 1-2 năm cũng được”.
Cũng chính bởi có đồ dự trữ nên những ngày lễ Tết, 11 thùng lá thuốc của chị dù kín khách nhưng vẫn có đủ nguyên liệu để phục vụ du khách.
Những người khách nước ngoài lần đầu tắm lá thuốc của dân bản địa thì thích chí lắm, khen ngợi không ngớt những vị thuốc từ thiên nhiên làm con người ta sảng khoái, thư giãn tinh thần.
Cũng có những người dân miền xuôi lên đây lập nghiệp, không quen khí hậu và đường sá nên bị bệnh xương khớp, chỉ tắm 3 lần là đã khỏi hẳn những cơn đau.
Chị Châu còn hài hước kể: “Ngày chị đẻ đứa thứ hai, tắm 2 nồi xong 15 ngày sau có thể cõng con đi làm nương rẫy thoải mái. Khỏe như trâu vậy (cười)”.
Ấy vậy mà cũng có những người thể trạng yếu, ngâm mình chưa đến 15 phút đã ngất lịm trong bồn.
Đó là lí do chị Châu cứ đôn đáo mãi, không chỉ lặn lội lên rừng hái lá, ngồi băm chặt, đun nấu suốt vài tiếng bên chiếc lò lớn mới xây, đưa nước vào bồn cho khách, thỉnh thoảng chị vẫn trò chuyện với du khách qua bức rèm vì lo lắng người bên trong tỉnh hay mê.
Chị kể, hồi Tết mới xây lại được cái lò to để đun nước này, dẫn nước sạch từ đầu nguồn về, làm lại hệ thống nước bằng ống tre, mua củi từ bên ngoài về, coi như lấy công làm lãi.
11 thùng tắm lá thuốc quanh nhà là miếng cơm nuôi sống cả gia đình chị những ngày chưa vào mùa nương, để chị và cả những thế hệ người Dao đỏ sau này gìn giữ bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình. Chu đáo, hồn hậu là thế nhưng cũng không ít lần chị Châu phải chịu cảnh bị khách "bùng", vất vả lên rừng kiếm lá, nấu cả nồi nước to rồi chẳng thấy khách xuống nhà...
xem tiếp
Review chi tiết:
Một ngày theo chân người Dao đỏ lên rừng tìm 30 loại lá thuốc cổ truyền
Thay vì dừng chân ở thị trấn Sa Pa tắm lá thuốc người Dao đỏ tương truyền rất nhiều công hiệu như bao khách du lịch khác, chúng tôi vượt 12km đường đèo để vào tận bản Tả Phìn, theo chân người phụ nữ Dao đỏ suốt 1 ngày để lên rừng tìm hiểu về nguồn gốc của phương thuốc bí truyền này.
Hửng nắng sau những ngày mưa lũ và sạt lở, Sa Pa đón chúng tôi bằng cầu vồng sau mưa và những cây mận, cây lê trĩu quả nở rộ giữa miền sơn cước.
Cách không xa thị trấn, men theo sườn núi quanh co bên những thửa ruộng bậc thang nối tầng xếp lớp, chúng tôi vượt 12km đường đèo để tìm đến bản Tả Phìn - nơi có đông đảo người dân tộc Dao đỏ quần tụ và vẫn giữ nguyên được những phong tục truyền thống, rất đáng để du khách ghé tới.
Ngay trước cửa nhà, chị Phàn Phan Châu (38 tuổi, đội 4, thôn Sả Séng, Tả Phìn, Sapa) đã khiến những người khách phương xa vượt qua nhiều đường đèo hiểm trở thấy ấm lòng hơn cả bởi nụ cười tươi rạng rỡ, thân thiện chẳng khác nào đón người thân xa xứ về thăm quê.
Dù không phải người lớn tuổi ở bản nhưng chị Châu lại là người phụ nữ Dao đỏ được giải Nhất trong cuộc thi hiểu biết về lá thuốc cổ truyền. Đó cũng là lí do chúng tôi ghé thăm, theo chân chị lên rừng suốt 1 ngày để tìm về đúng nguồn cội của phương thức tắm lá thuốc nức tiếng khắp đất Sa Pa.
Chị Châu chia sẻ, từ rất lâu đời, người Dao đỏ đã biết dùng thuốc ở rừng để làm lá thuốc cổ truyền với tận 120 loại, nhưng mỗi nhà lại có cách dùng khác nhau.
Trong ngôi nhà gỗ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những giỏ mây đựng đầy lá rừng dùng làm thuốc bán cho khách du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà nó trở thành “đặc sản” của bản Tả Phìn, bởi qua rất nhiều đời truyền lại, người Dao đỏ vẫn luôn tự hào bởi lá thuốc của họ có thể trị được không ít bệnh mà đến thuốc Tây cũng phải bó tay.
Bắt nguồn từ việc chuyên dùng cho phụ nữ sau sinh dưỡng thai, lá thuốc cổ truyền của người Dao đỏ dần được hoàn thiện công thức để chữa ho, xương khớp, đau lưng, mệt mỏi…
Sẽ chẳng còn gì hạnh phúc bằng khi khám phá đường đèo suốt một ngày dài, du khách được thả mình tận hưởng cảm giác khoan khoái, thư giãn trong bồn tắm gỗ đầy ắp nước nóng, tỏa mùi hương lá rừng thơm nhẹ.
Nhưng để có được những nồi thuốc công hiệu ấy, với chị Châu hay bất cứ người dân nào người Dao đỏ cũng đều là một hành trình dài lên rừng tìm kiếm đầy vất vả, gian nan.
Khoác lên mình bộ trang phục người Dao đỏ được dệt thổ cẩm thủ công mang đậm sắc thái núi rừng hoang sơ, mà theo chị Châu có giá trị lên tới 6 triệu đồng, chúng tôi cùng chị đeo giỏ mây, hóa thân thành những cô gái bản lên rừng để tìm đủ 30 loại lá thuốc cổ truyền.
Sau đợt mưa, đất rừng trơn trượt, dẻo quánh như những cục đất sét, cây rừng mọc tươi tốt nhưng những vị thuốc quý thì lại chẳng dễ tìm. Ngọn núi phía trên hang Tả Phìn chỉ là núi “sơ cứu” của những người dân bản Dao đỏ khi cần tìm lá thuốc gấp.
Còn muốn có được những vị thuốc quý, những loại cây rừng nhiều công dụng, chị Châu và chồng vẫn thường phải đi bộ đường rừng 6-7km/ngày, mang về hơn 50kg lá cây để làm thuốc.
Theo bố mẹ lên rừng từ nhỏ, chị thuộc vanh vách tên và công dụng từng loại cây. Cũng có những loài cây nổi tiếng không được hái đó là lá ngón, hay cây sơn từng làm chị ngứa mấy lần nên đã biết cách, cứ gặp là tránh xa.
Chiếc giỏ mây nhỏ nặng dần theo bước chân của những kẻ lần đầu lên núi tìm về cội nguồn của những lá thuốc Dao đỏ, đủ 28 -30 loại lá cũng đã là ban trưa, chị Châu mới chịu cất lưỡi hái, vác gùi xuống núi.
Từ ngày làm quen với nghề du lịch, mở dịch vụ tắm lá thuốc người Dao phục vụ du khách trong và ngoài nước, chị Châu cũng như bao người phụ nữ khác đã quen với việc lần mò trong rừng, có khi phải ở lại qua đêm để sấy khô lá thuốc mới đem về nhà sử dụng.
Chị chia sẻ: “Lá thuốc thì trong rừng có sẵn, nhưng vị quý hiếm thì không phải lúc nào cũng tìm được, muốn để lâu phải đi hái trước nhiều ngày, băm nhỏ, phơi hoặc sấy thì để 1-2 năm cũng được”.
Cũng chính bởi có đồ dự trữ nên những ngày lễ Tết, 11 thùng lá thuốc của chị dù kín khách nhưng vẫn có đủ nguyên liệu để phục vụ du khách.
Những người khách nước ngoài lần đầu tắm lá thuốc của dân bản địa thì thích chí lắm, khen ngợi không ngớt những vị thuốc từ thiên nhiên làm con người ta sảng khoái, thư giãn tinh thần.
Cũng có những người dân miền xuôi lên đây lập nghiệp, không quen khí hậu và đường sá nên bị bệnh xương khớp, chỉ tắm 3 lần là đã khỏi hẳn những cơn đau.
Chị Châu còn hài hước kể: “Ngày chị đẻ đứa thứ hai, tắm 2 nồi xong 15 ngày sau có thể cõng con đi làm nương rẫy thoải mái. Khỏe như trâu vậy (cười)”.
Ấy vậy mà cũng có những người thể trạng yếu, ngâm mình chưa đến 15 phút đã ngất lịm trong bồn.
Đó là lí do chị Châu cứ đôn đáo mãi, không chỉ lặn lội lên rừng hái lá, ngồi băm chặt, đun nấu suốt vài tiếng bên chiếc lò lớn mới xây, đưa nước vào bồn cho khách, thỉnh thoảng chị vẫn trò chuyện với du khách qua bức rèm vì lo lắng người bên trong tỉnh hay mê.
Chị kể, hồi Tết mới xây lại được cái lò to để đun nước này, dẫn nước sạch từ đầu nguồn về, làm lại hệ thống nước bằng ống tre, mua củi từ bên ngoài về, coi như lấy công làm lãi.
11 thùng tắm lá thuốc quanh nhà là miếng cơm nuôi sống cả gia đình chị những ngày chưa vào mùa nương, để chị và cả những thế hệ người Dao đỏ sau này gìn giữ bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình. Chu đáo, hồn hậu là thế nhưng cũng không ít lần chị Châu phải chịu cảnh bị khách "bùng", vất vả lên rừng kiếm lá, nấu cả nồi nước to rồi chẳng thấy khách xuống nhà...
xem tiếp