Lần đầu ăn bánh đa cá rô Phủ Lý, nhà kê quá lúc đầu còn tưởng có bán cả bún, hóa ra chỉ có bánh đa. Cá ở đây không phải kiểu rán như bình thường mà là cá xào. Ngoài cá xào còn có trứng cá trưng rất đậm đà, chả cá mềm thơm. Nước dùng thanh ngọt, kèm rau cải trần. Ăn lạ miệng mà ngon Một bát 40k không chả cá, 50k bát có chả cá. Ngồi điều hòa, free trà đá bán từ 8h-21h nhaaaaaaaa

Bình loạn

Hoàng DungNguyễn Ngà đặc sản quê mình. M nấu đi haha
Chu TrinhLê Hương bao h về Hà Nam mời ăn )
Mộc Nhã HyLinh Thuy Tran
Trâm AnhhSỹ Hải
Mộc Nhã Hyseach foody thấy seview quỵt tiền nhân viên Linh Thuy Tran ))) mà nhìn ngon vãi
Phạm Hồng NamVũ Phương Anh
Sư TửCường Bee
Tiến VũMai Snowy
Tuấn AnhBún cá rô phi
Hoang Linh Chi DoM ko thích ăn quán này, Trước phía đối diện cũng có quán bánh đa cá Phủ Lý ngon, rẻ hơn mà không biết đi đâu mất :((
Nguyễn Ngân GiangHôm nay mình vừa ăn thử , nước hôi hôi . Kiểu mùi của bánh đa cộng với chế nước ko cẩn thận nên hôi . Đc cái nhà mát, trà đá miễn phí nhưng nước trà cũng có mùi chất khử như nước máy không lọc. Nói chung là sẽ không quay lại. )

Thác loạn

Chùa thu hút chúng tôi tìm đến để thưởng ngoạn cảnh quan cũng như đi tìm lại những khoảnh khắc an yên trong tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ thanh vắng.
Ẩn mình giữa rừng thông, ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm nhận. Ra đi chính là để trở về. Đến với Địa Tạng Phi Lai Tự chính là để mỗi người tìm về với cội nguồn, với cảm giác bình yên, khoáng đạt ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn mà nhiều khi bị ẩn lấp đi giữa cuộc sống bộn bề lo toan, giành giật ở chốn thị thành.
Chúng tôi có được cơ duyên được gặp sư thầy trong chùa, được thầy mời cơm chay và thưởng trà , nghe thầy giảng về ý nghĩa của cái tên Địa Tạng Phi Lai Tự . Được nghe những câu chuyện đầy bí ẩn về ngôi chùa mà chỉ 1 năm nữa là tròn 1000 năm tuổi .
Bước chân vào mảnh đất của Phật ấy, mọi tạp niệm đều tan biến. Mọi ham muốn tầm thường của cuộc sống nhiều bon chen không tồn tại. Mọi nghĩ suy quẩn quanh thường nhật trong cái thế giới mạnh được yếu thua bị đẩy lùi.
Trong thoáng giây, chúng tôi bỗng thấy mình như lạc vào cõi xa xăm, vào miền đất mơ hồ nào đó thánh thiện và thiêng liêng. Giữa bốn bề bao quanh là núi rừng xanh mát, Địa Tạng Phi Lai tự gợi lên cảm giác thanh tịnh, tĩnh lặng và thoải mái đến vô cùng.
Những bức ảnh chúng tôi may mắn được chụp ở đây, nhiều bức là do chính tay sư thầy giúp chụp. Về tới đây, chúng tôi không còn cảm giác xa lạ, mà như được trở về nhà, được cảm nhận sự đón tiếp nồng hậu mà cũng thật chứa chan tình cảm của các sư thầy nơi đây . Ngày 30.7 âm lịch tới đây là ngày Chùa khánh thành chính thức. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tới thăm quan bất cứ lúc nào các bạn nhé
Về cách thức di chuyển :
- Chúng mình đi bằng xe máy theo hướng Quốc Lộ 1A tới Trung tâm thành phố Phủ Lý - Hà Nam và tiếp tục đi theo google map để tới chùa . Gần tới nơi thì bạn nên hỏi người dân ở đây đường vào chùa Đùng ( tên gọi khác của chùa) thì người dân sẽ chỉ đường tắt đi nhanh hơn đó .
- Nếu đi nhóm đông hơn các b có thể thuê xe hoặc tự lái xe theo đường Cao tốc và tất nhiên nhớ bật google map. Nhưng vì đường vào chùa đang đc nâng cấp nên đi xe máy sẽ tiện hơn rất nhiều nhé


xem tiếp
Mỹ thực trong lòng các bạn là gì?
Với mình là bánh cuốn hành phi
Mình ở Hà Nam. Quê mình mọi người đều chỉ ăn bánh cuốn lạnh với hành phi đơn giản như này thôi.
Nhớ hồi còn đi học, sáng nào cũng ra chợ mua 3k bánh cuốn về ăn, ngày nào cũng mắc nghẹn vì ăn vội ăn vàng, không phải không có thời gian mà chỉ là không thể kiềm chế được cảm giác cắn 1 miếng bánh to thật to. Đến trưa đi học ở lại trường, mẹ cho 5k thì chỉ ăn hết 3k bánh cuốn ở chợ. Sạp hàng chợ huyện bé xíu, đông chật người qua lại. Mình và mấy đứa bạn ngồi trên chiếc ghế gỗ dài lau đũa đợi cô bán hàng lấy bánh. Cô bán cho biết bao thế hệ học sinh ở huyện rồi. Đứa nào cũng mải miết nhìn bàn tay thoăn thoắt bóc từng lớp bánh trong thúng. Bánh cuốn Hà Nam được làm sẵn từ sáng sớm, để nguội và cứ chồng lên nhau từng lớp từng lớp mỏng, dai. Cô bán hàng cắt sẵn bánh ở trong thúng, rồi mở hộp hành phi vàng ươm, giòn tan xoa lên từng lớp bánh, sau đó xếp ngay ngắn vào cái đĩa nhựa. Lúc nào mình cũng bảo cô cho cháu nhiều hành vào, vì thứ làm nên hương vị đặc trưng của bánh cuốn chính là những lát hành thơm ngon được phi bằng tay ấy.
Nước chấm bánh cuốn đơn giản, chỉ là nước mắm pha loãng, thêm chút quất cho thơm, vài lát ớt cho cay nhè nhẹ thế mà hút hồn bao nhiêu người. Mình ở vùng quê nên chỉ ăn bánh cuốn chay như vậy. Còn nếu lên đến Phủ Lý thì mọi người ăn kèm với chả thịt nướng thơm lừng và chút ít rau sống.
Chục năm sống trên Hà Nội, thử ăn bánh cuốn nóng, bánh cuốn Cao Bằng, bánh cuốn Gia An... nhưng vẫn không thấy ngon. Lòng mãi nhớ về đĩa bánh cuốn chỉ bán vào phiên chợ sáng, đơn sơ, giản dị vậy thôi xem tiếp